Welcome to Made in Vietnam
600.000 - 750.000 đ
Mới đây, thương hiệu giày Nguyễn Mạc đã được phục hồi và quay trở lại với thị trường giày da Việt Nam để góp phần “mở” những “nút thắt” trên con đường chiếm lĩnh lại sân chơi của giày Việt.
Thị trường giày dép trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các mặt hàng của Trung Quốc. Để giành lại thị phần ở thị trường nội địa, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam hiện là một trong 5 nước sản xuất giày dép lớn nhất trên thế giới, lượng sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao ở thị trường ngoài nước. Nhưng, tại thị trường trong nước ngành da giày lại chỉ mới đáp ứng khoảng 55% nhu cầu, một con số thấp so với các nước trên thế giới.
Trong khi, đánh giá của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam cho biết: với dân số hơn 90 triệu người, tổng dung lượng thị trường giày dép khoảng 150 triệu đôi/năm, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, thị trường nội địa là tiềm năng rộng lớn đối với ngành da giày. Tuy nhiên, ở cả 3 phân khúc thị trường thấp, trung và cao cấp, giày dép trong nước đều “chìm” và “lép vế” so với hàng ngoại nhập.
Thực tế cho thấy, bản thân sản phẩm giày, dép nội địa đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dù phần lớn, số mặt hàng nhập khẩu đều hàng nhái, hàng kém chất lượng, không nhãn mác… nhưng giày dép Trung Quốc lại có “chỗ đứng” ở Việt Nam vì mẫu mã sản phẩm đa dạng, nhất là mức giá thấp hơn 3-4 lần hàng cùng loại của Việt Nam, do nhập lậu hoặc trốn thuế.
Để ngành da giày Việt Nam phát triển bền vững, chiếm lĩnh thị trường trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giày phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị trường nội địa. Tập trung vào khâu quản lý và thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đưa ra nhiều sản phẩm thích ứng thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
Chính từ những nguyên nhân trên, giày Nguyễn Mạc đã được phục hồi và quay trở lại với thị trường giày da Việt Nam để góp phần “mở” những “nút thắt” trên con đường phát triển giày dép Việt Nam.
Công ty giày Nguyễn Mạc tiền thân là một xưởng giầy nhỏ tại số 69 phố Cầu Đất, Hải Phòng do cụ Nguyễn Mạc mở ra. Cụ Nguyễn Mạc (1909-1956 ) là 1 người con của dòng họ Nguyễn Lương, quê gốc ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ). Từ thời Pháp thuộc thương hiệu giày Nguyễn Mạc cùng với Đóng tàu Bạch Thái Bười chính là 2 thương hiệu lớn, nổi tiếng trên đất Bắc.
Sau một thời gian phát triển mạnh mẽ, giày Nguyễn Mạc bị chìm vào lãng quên do chiến tranh khốc liệt. Đến đời cháu cụ, thương hiệu giầy Nguyễn Mạc mới thực sự được “hồi sinh”, trở lại với khách hàng Việt và ngày càng phát triển vững mạnh hơn, dần trở nên quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng.
Đây được coi như một dấu mốc đánh dấu sự trở lại và vươn mình phát triển mạnh mẽ của một thương hiệu uy tín, khẳng định được “thương hiệu Việt trong lòng người Việt”.
Để tạo dựng thương hiệu, Nguyễn Mạc luôn chủ động nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu và sáng tạo trong thiết kế, đa dạng và phong phú trong hình thức, mẫu mã. Đặc biệt, giày Nguyễn Mạc rất coi trọng chất liệu sản xuất, và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh tế, đa dạng, luôn thay đổi của người Việt.
Với tiêu chí là người tiên phong trong ngành sản xuất giày dép Việt Nam, Nguyễn Mạc từng bước khẳng định mình qua chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp, chinh phục được lòng tin yêu của khách hàng.
Dù còn gặp nhiều khó khăn bởi sự “lấn lướt” hiện tại của hàng không rõ nguồn gốc nhưng giày Nguyễn Mạc vẫn “trụ vững” và luôn là thương hiệu thời trang Việt uy tín, được kết tinh từ lòng đam mê thời trang và sự tự tôn dân tộc.